latest Post

Rủi ro gì từ việc mua nhà đất bằng giấy viết tay?

Hỏi: Hiện tôi đang muốn ngôi nhà có 1 trệt, 1 lầu với mức giá phải chăng và phù hợp với khả năng tài chính của mình. Ngôi nhà nằm ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Khi tôi có ý muốn mua thì chủ nhà nói, sẽ viết giấy tay và ra phường công chứng giấy đó nếu tôi mua căn nhà đó. Vợ tôi rất nóng lòng muốn có một chốn an cư nên chúng tôi đã mua, nhưng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó không được an tâm. Tôi cũng có những người bạn đã mua nhà ở khu này và đều bằng giấy viết tay.
Tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn hộ 2 vấn đề: Một là, những nguyên nhân nào khiến ngôi nhà khi được bán lại chỉ dùng giấy viết tay mà không có sổ đỏ. Hai là, các thủ tục làm sổ đỏ cho nhà viết tay như thế nào, thời gian lâu không và những khó khăn hay rủi ro gì có thể xảy ra? 
Tôi xin cảm ơn!
duyducnguyen80@...
Việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay không được pháp luật công nhận. Ảnh: Công an Tp.HCM.

Trả lời:

Tại Điều 450 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định: Trừ những trường hợp được pháp luật quy định khác thì tất cả các hợp đồng mua bán nhà ở đều phải lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực từ phía cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Khoản 3, Điều 93 của Luật nhà ở 2005 cũng nêu rõ: “3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp như sau:
a) Trường hợp cá nhân có nhà ở cho thuê dưới 6 tháng;
b) Trường hợp bên bán, bên cho thuê nhà ở là các tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
c) Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội;
d) Trường hợp bên tặng, cho nhà ở là các tổ chức”.
Cùng với đó, nội dung tại điểm A, Khoản 3, Điều 167 của Luật Đất đai 2013 cũng đã quy định: Trừ trường hợp được pháp luật quy định khác thì cần phải thực hiện công chứng, chứng thực đối với mọi hợp đồng liên quan đến việc chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cũng như các tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ theo nội dung tại Điều 450 của Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như các văn bản khác của pháp luật liên quan đến các hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở thì: Hợp đồng trên cần phải được lập thành một văn bản rõ ràng và được UBND cấp có thẩm quyền chứng thực hoặc có chứng nhận của công chứng. Hợp đồng mua bán nhà sẽ bị coi là vô hiệu nếu không đáp ứng được các điều kiện này.
Hình thức viết tay của hợp đồng mua bán nhà đất không được pháp luật hiện hành công nhận. Vì vậy, trường hợp của bạn sẽ không có sơ sở để căn cứ làm thủ tục đăng ký đất đai cũng như xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chiếu theo các nội dung của luật định, sẽ là không hợp pháp và ẩn chứa nhiều rủi ro khi bạn mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là một khi phát sinh tranh chấp và bị kiện thì người mua nhà đất có thể mất trắng khối tài sản đó. Và tòa án không chấp nhận trường hợp mua bán nhà viết tay là giao dịch hợp pháp nên giao dịch bạn đã thực hiện sẽ là vô hiệu. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu cũng đã được quy định cụ thể tại Điều 137, các bên thực hiện giao dịch phải có trách nhiệm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận: bên bán phải trả lại tiền đã nhận, còn bên mua phải trả lại nhà và sẽ phải bồi thường trong trường hợp bên nào khiến hợp đồng bị vô hiệu, gây thiệt hại cho bên kia. Tuy nhiên, dù ở bất kì trường hợp nào, nếu nhà đất bị trả lại thì bên chịu thiệt hại nhiều nhất vẫn là bên mua.
Công ty Luật Thiên Thanh
(Theo CafeLand)

About Lương Anh Thư

Lương Anh Thư
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét